Chủ Nhật, 8 tháng 2, 2015
Hãy tìm kiếm sự nhỏ bé, đơn sơ, nghèo hèn và khiêm nhường. Hãy tránh xa Nhân Điện, Thiền, Yoga, Bói Toán, Huyền Bí, Dâm Ô, Rượu Chè, Trai Gái, Cờ Bạc, Tiền Tài, Danh Vọng, Lạc Thú.

Làm thế nào để Lần Hạt đẹp lòng Chúa và Mẹ

Người đăng: Unknown | Chủ Nhật, 8 tháng 2, 2015|
Thánh Montfort – một Đại Tông Đồ của Đức Mẹ, là đệ nhị Đa Minh – nhận định rằng xưa nay nhiều cộng đoàn, nhiều người Lần Hạt nhiều mà chưa được nhiều Ơn Phúc, như Chúa và Mẹ mong, là tại những khuyết điểm sau:

1. THIẾU CUNG KÍNH 
Phải quỳ xuống (nếu không bệnh tật, già nua…) 
Lời Chúa đã hứa: “Nếu dân đã được gọi bởi Danh Ta, quỳ gối khẩn nguyện và tìm kiếm Nhan Ta, cùng bỏ đường dữ của chúng, mà trở lại, thì Ta từ trời, Ta sẽ nghe, Ta sẽ tha tội lỗi chúng, và chữa lành. Bấy giờ mắt Ta rộng mở, và tai Ta lắng nghe lời khẩn nguyện dâng lên ở chốn này”. (II Ký sự 7/14-15) 
“Hầu trước Danh hiệu của Ðức Giêsu, mọi gối đều phải quỳ xuống bái lạy”. (Philípphê 2/10)(Mỗi khi đọc Kinh Kính Mừng là mỗi lần ta kêu cầu Danh Thánh Chúa Giêsu) 
Đức Mẹ nói: “Con hãy nói cho mọi người biết không khi nào họ là con người cho bằng khi họ quỳ gối trước mặt Thiên Chúa”. 
Quỳ là một cử chỉ khiêm tốn. Vậy con hãy khiêm tốn trong mọi sự xảy đến cho con. (Đức Mẹ dạy dỗ qua một Dụng cụ (Hồn nhỏ) ViệtNam) 
Quỳ cầu nguyện nhiều sẽ giúp ta có đời sống tốt đẹp. 
Ai quỳ trước Nhan Thánh Chúa thì có thể đứng vững trước bất cứ người nào. 
Có hai thầy Dòng chỉ sau khi quỳ xuống mới được thấy Đức Mẹ và phái đoàn Thánh đến đón chị chăn bò về Thiên Đàng. 
Thiên Sứ truyền tin cho Đức Mẹ đang lúc Mẹ cung kính quỳ cầu nguyện ngây ngất. 
Xin hãy xem các quan văn võ vào chầu vua! 
Xin hãy xem các người ăn mày trước cổng nhà giàu phải khiêm tốn đến thế nào! Xin gì? Được gì? Xin nằm lề đường trước cửa, hồ dễ gì đã yên! Thế mà kẻ giàu cũng chỉ là cát bụi như ai, chết cũng hoá thành bùn đất. 

Còn giữa Chúa với chúng ta cách xa vời vợi. Vậy mà thái độ đại đa số Dân Chúa vào Thánh Đường thế nào?! Ăn mặc thật luộm thuộm – chưa kể lố lăng vô phép, và tục hoá như đi dạ hội. Đi học, đi làm, tới cửa quan còn tử tế hơn! Ôi Đức Tin? Thua xa các thiện nam tín nữ các tôn giáo bạn! Giầy, dép, guốc họ để ngoài cửa. Nền nhà, nền gạch bông, họ lau sạch láng bóng. Còn chúng ta tự hào Đạo mình ưu việt (sự thật là ưu việt), nhưng…

Người ăn xin chỉ dám xin manh áo, chén cơm (mà chưa mấy khi được). Còn chúng ta xin cho được vào Cung Đình Ở Với Chúa đời đời. Mà chắc chắn là được miễn là biết điều, vì Lời đã hứa: “Hãy xin, thì sẽ được; hãy tìm sẽ gặp; hãy gõ thì sẽ mở cho” (Mátthêô 7,7).

Chúa vô cùng nhân hậu khoan dung, không đòi hỏi khó tính, không kiêu kỳ. Tình yêu chân thật thì tự hạ. Không tình nào chân thật bằng Tình Chúa, nên Chúa hân hoan tự hạ sâu thẳm như Lời Chúa: “Niềm hân hoan của Ta là được ở với con cái loài người”.

Nhưng phần chúng ta phải tỏ ra bớt bất xứng. Thực tế, chúng ta hoàn toàn bất xứng. Chỉ vì Chúa nhân hậu vô cùng, nên Người hân hoan đón tiếp chúng ta, khi chúng ta thưa chuyện (cầu nguyện) với Người. Nhưng xin đừng lạm dụng, khinh thường mà tỏ ra bất kính, bất xứng khi cầu nguyện – thái độ MALE như Thánh Augustinô và Montfort phê bình (*).

2. KHÔNG SUY NIỆM

Khuyết điểm thứ 2 khi Lần Hạt là không suy niệm. Ước chi tất cả các Linh Mục, chủ chăn đều sốt sắng dẫn gẫm cho Dân như Chúa Giêsu khuyến cáo, thì thật tuyệt hảo. Đáng tiếc vô cùng. Quá ít người làm theo Chúa!

Thánh Montfort khuyên phải suy niệm ít nhất từ 1-2 phút mỗi chục.

3. CHIẾU LỆ, VÔ LỄ, BẤT KÍNH

Đã không suy niệm, lại đọc mau quá, bớt đầu bớt cuối, làm như chiếu lệ, như chỉ mong chóng xong. Nửa giờ sao lâu quá! 50 kinh sao nhiều quá. Xem phim được ích gì? Hay nhiều khi còn chuốc lấy hình phạt? Thế mà kéo dài nhiều giờ không chán? Những người đã chết sẽ sống khác, hoàn toàn khác nếu được đội mồ sống lại kiếp người.
Nói chuyện với bạn bè, với khách, khách hàng, còn chẳng nên nói lắp bắp. Phương chi có Thượng Khách nào bằng Thiên Chúa, bằng Đức Mẹ – Đấng đã nói lấy làm hân hoan tiếp chuyện chúng ta?! Chúng ta cố chấp hầu chuyện Bề Trên như thế sao? 

4. KHÔNG XIN ƠN RÕ RỆT

Mỗi buổi cầu nguyện phải chú ý xin một ơn gì đó. Trước mỗi chục cũng phải xin một ơn, tuỳ theo bài học của Mầu Nhiệm dạy ta.

Giữ đúng 4 lời khuyên trên đây của Thánh Montfort mới là Lần Hạt Thánh hảo.

(*) Nói thêm về lời bình của Thánh Augustinô 

Thánh Augustinô, Tiến sĩ Hội Thánh, đưa ra những mẫu cầu nguyện như sau là không được:

- MALE: cung cách cầu nguyện bất xứng.

- MALA: xin những điều bất xứng, những điều Chúa thấy có hại cho kẻ xin. Những gì cần xin đã bao gồm trong 3 Kinh LẠY CHA, KÍNH MỪNG, SÁNG DANH. Xin những điều ấy vô cùng đẹp lòng Chúa. Đã đẹp lòng Chúa thì lo chi mấy thứ tẹp nhẹp, lặt vặt khác. Chưa xin Chúa đã biết rồi và sẽ lo liệu cho chúng ta tối đa vì Người là Đấng Quan Phòng và là Cha đích thực hơn tất cả mọi người bố gom lại. Đúng như Lời đã dạy: “Cứ tìm Chúa đi, rồi mọi sự sẽ cho sau”, và còn cho dồi dào nữa!

- MALI: là những người mắc tội trọng. “Thầy là Cây Nho. Anh em là cành. Cành nào lìa cây là khô héo liền”. Lời Chúa nói gì: “Thiên Chúa không nhận lời những hạng tội lỗi, nhưng ai thờ Chúa và làm theo Ý Người, thì Người nhận lời kẻ ấy” (Gioan 9/31). Đức Mẹ cũng nhiều lần cho thấy, muốn Lần Hạt có kết quả, phải sạch tội trọng. Thánh Tiến sĩ Anphong cũng nhận định: “Chúa không nhận lời kẻ dữ cầu xin, nhưng Chúa buộc người Lành cầu xin thay cho họ”. Vì thế Đức Mẹ than phiền tiếc xót là có nhiều người hư đi tại thiếu kẻ thiện chí hy sinh và Lần Hạt cho họ (Valinhos ngày 19/8/1917). MALI thế nghĩa là gì? Sao Chúa nói kẻ có tội trở về thì cả Thiên Quốc mở hội lớn ăn mừng? Nghĩa là tội nhân vừa thật lòng dứt khoát thì Chúa đã hân hoan đón nhận, quên hết dĩ vãng của họ và tha thứ rất rộng lượng như Lời phán: “Tội con Ta đã nhận chìm dưới đáy đại dương, đã quẳng xa như phía Đông, phía Tây không hề gặp nhau”. NhưngMALI mà cứ lì trong tội, cố chấp tái phạm thì Chúa không chấp nhận.

(Kinh Mân Côi tuyệt hảo).
  • Xem Thêm:
    • Lời Nhắn Của Bạn
    • Bình Luận Bằng Facebook

    0nhận xét:

    Đăng nhận xét

    Item Reviewed:Làm thế nào để Lần Hạt đẹp lòng Chúa và MẹRating:5Reviewed By:Unknown