Hồng y Kriengsak nói 'chủ nghĩa thế tục' là bộ mặt của quỷ dữ'
Giáo hội Thái Lan cố gắng để bắc những nhịp cầu và củng cố mạnh mẽ Kitô hữu
Hồng y Francis Xavier Kriengsak Kovithavanij của Bangkok nói chuyện với CNA (Ảnh: Andreas Dueren/CNA)
Thách thức chính của Giáo hội ngày nay là chủ nghĩa thế tục, theo Đức Hồng y Phanxicô Xavier Kriengsak Kovithavanij của Bangkok, ngài gọi đó là hiện tượng khuôn mặt của quỷ dữ trong thế giới hiện đại.
“Nó không chỉ là một thách thức đối với Giáo hội châu Á … tất cả thế giới đang phải đối mặt với những thách thức của chủ nghĩa thế tục,” Đức Hồng y Kriengsak nói.
“Chủ nghĩa thế tục là cách thức mới để ma quỷ hiện mình trong thế giới hiện đại”, và ngài nói thêm rằng các thế lực quỷ dữ có một ngoại hình hấp dẫn, chứ không phải là kỳ cục: “nó dường như đối với những người theo chủ nghĩa thế tục là một con quỷ đẹp, không phải là quỷ dữ”.
Đức Hồng y người Thái thừa nhận “có những điều tốt đẹp trong văn hóa hiện đại”, nhưng mặt khác “mọi người đang quá dễ dãi với làn sóng của chủ nghĩa thế tục … và điều này không chỉ diễn ra ở châu Á, và chủ nghĩa thế tục không chỉ ảnh hưởng đến người Công giáo”.
Đức Hồng y Kriengsak được sinh ra ở Ban Rak, Thái Lan, vào năm 1949, học Tiểu chủng viện thánh Giuse ở Sampran, sau đó học Đại học Giáo hoàng Urban ở Rôma. Ngài thụ phong linh mục tại Tổng Giáo phận Bangkok năm 1976, và phục vụ trong nhiều giáo xứ. Ngài cũng đã từng là viện trưởng hoặc phó viện trưởng của nhiều chủng viện Thái, và cũng là giáo sư. Năm 2007, ngài được tấn phong làm Giám mục Nakhon Sawan, và vào năm 2009 được bổ nhiệm làm Tổng Giám mục Bangkok.
Đức Hồng y Kriengsak là một trong 20 vị giám mục người được phong hồng y ngày 14 tháng Hai tại Vatican. Ngài là một trong 15 người, ở độ tuổi dưới 80, sẽ được bỏ phiếu bầu chọn giáo hoàng; ngài cũng là một trong ba vị hồng ý của châu Á vừa mới được phong.
Đức Hồng y nhận xét “Tôi tin rằng Đức Giáo hoàng Phanxicô đã thấy rằng châu Á là một lục địa của Thiên Chúa so với các châu lục khác, và vì vậy đây là thời điểm cho châu Á, như Đức Thánh cha Phanxicô đã nhấn mạnh”.
Các hồng y Châu Á khác được phong lần này là Đức Tổng Giám mục Phêrô Nguyễn Văn Nhơn của Hà Nội và Tổng Giám mục Charles Bo của Yangon.
Đức Hồng y Kriengsak nhấn mạnh, “Tất cả chúng tôi làm việc cùng nhau trong Liên Hội đồng Giám mục châu Á và chúng tôi có rất nhiều hoạt động mục vụ với nhau”.
Ngài nói thêm, “năm 2007, tôi phát hiện ra rằng ba triệu người tị nạn đến từ Miến Điện sinh sống tại Thái Lan … họ sẽ không được phép tị nạn, nhà nước Thái Lan không giúp gì cho họ, nhưng họ đã ở đó”.
Điều này dẫn đến sự hợp tác đặc biệt giữa ngài và Hồng y Bo: “Tôi được khuyến khích để triệu tập hội đồng giám mục ở Miến Điện, và vì thế chúng tôi thành lập một nhóm nghiên cứu hợp tác giữa các giám mục Thái Lan và Miến Điện.”
Sống ở Thái Lan, nơi Kitô hữu chỉ là thiểu số, những ưu tiên của Hồng y Kriengsak là về đối thoại liên tôn giáo, loan báo Tin Mừng, và giáo dục Công giáo.
Ngài giải thích “Giáo hội Công giáo tại Thái Lan cố gắng để xây dựng các nhịp cầu, chúng tôi cố gắng để giáo dục dân chúng, tăng cường giáo giục để có thể đi ngược lại với những con sóng xã hội”.
Khoảng 93% người Thái theo đạo Phật, và năm phần trăm là người Hồi giáo. Kitô giáo, hầu hết họ là người Công giáo, ít hơn một phần trăm dân số.
Đức Hồng y Kriengsak kể lại “từ năm 2012 Thượng Hội đồng về Tân Phúc Âm hóa, chúng tôi đã chủ yếu tập trung vào lời chứng của cuộc sống. Đầu tiên chúng tôi làm chứng đời sống Kitô hữu ngang qua cuộc sống của chúng tôi, và sau đó chúng tôi có thể loan báo Tin Mừng. Tất cả mọi thứ sẽ đến, nhưng trước hết sự cần thiết đó là để làm chứng về sự sống trong các nhóm nhỏ của gia đình Kitô giáo.”
(UCAN 26.02.2015/ Catholic News Agency)
0nhận xét:
Đăng nhận xét