Cách đây tám năm, Bài Thuyết Trình của Đức Giáo Hoàng Benedict 16 tại đại học Regenburg (Đức Quốc), Ngày thứ Bẩy 16/9/2006 đã đúng, khi đặt vần đề. Vấn đề đó, là: Người Ki Tô Giáo có bổn phận phải nói lên sự sai lầm của các tín đồ Hồi Giáo khi những tín đồ này nhân danh Allah để gieo rắc bạo lực.
Đức Giáo Hoàng Benedict 16 đã nói lên ba điểm then chốt . Những điểm then chốt này đang có cơ nguy bị chìm đi, do những cuộc tranh luận nhằm xuyên tạc thiện ý của Ngài đối với Hồi Giáo.
Điểm một:
Tất cả những vấn đề trọng đại liên quan đến đời sống con ngưòi, kể cả lãnh vực chính trị và xã hội, đều bắt nguồn từ thần học. (theology). Chúng ta biết hay không biết: Thượng Đế rất quan tâm đến sự phán đoán của chúng ta về cái thiện cái ác, và về phương cách thích nghi để tôn vinh chân lý, trong một thế giới đầy rẫy những dị kiến liên quan đến sự phân biệt cái chính cái tà
Nếu chúng ta tưởng tượng (imagine) rằng Thượng Đế chỉ là một ý lực thuần tuý (a pure will), một đấng uy nghi xa vời, mà chúng ta chỉ có thể liên lạc bằng một sư phuc tùng tuyệt đối! Nghĩ như vậy, mặc nhiên chúng ta đã nghĩ rằng Thượng Đế là hiện thân của sự phi lý. Nghĩ như vậy, mặc nhiên chúng ta đã chấp nhận một sự phục tùng tuyệt đối của những nô lệ đối với vị chủ toàn năng, ngay cả khi chúng ta tàn sát người vô tội.
Giáo Hoàng Benedict 16 nhắc nhở chúng ta: quan niệm đó hoàn toàn sai đối với quan niệm chính thống về Thượng Đế đuợc phản ảnh trong Do Thái Giáo,,tôn giáo cùng nguồn gốc với Kitô Giáo. Thượng Đế của Abraham, của Moise là thuợng đế của lý trí (God of reason), của từ bi (of compassion) và cuả tình yêu ( of love). Thuơng Đế ây mời gọi nhân loại hãy đối thoại để tìm sự cứu rỗi (salvation).
Thượng Đế ấy không thể đòi hòi sự phi lý..Thượng Đế trong thánh kinh (Bible) của đạo Do Thái (Judaisme, chú thích cuả tôi, Nguyễn Văn Chức) , cũng như Thuợng Đế trong Tân Ước (New Testament) không mù quáng, không bất chấp lý luận, không bất chấp lẽ phải. Đó cũng là tinh thần của Kitô giáo: xây dựng và ca ngợi sự xây dựng những xã hội hợp tình ngưòi và tôn trọng lẽ phải.
Điểm hai
Điểm hai này chỉ là hệ luận của điểm một.
Với điểm hai này, Giáo Hoàng Benedict 16 lên án tất cả những cuôäc tàn sát nguời vô tội nhân danh tôn giáo, là bạo lực, là phi lý, là trái với bản chất của Thượng Đế , là trái với tâm linh con người . Nếu có những tín đồ Islam hôm nay đã nhân danh Islam để giết ngưòi vô tội bằng những cuộc tự sát bằng bom đạn , chúng ta phải nói cho họ biết họ đã sai lầm. Sai lầm về Thượng Đế. Sai lầm về những dự định (purposes) của Thượng Đế. Và sai lầm về bản chất của đạo lý .
Trách nhiệm nói lên những sai lầm đó, thuộc về ai? Phải chăng Giáo Hoàng Benedict muốn khẳng định: trách nhiệm đó trươc tiên thuộc về những nhà lãnh đạo Islam. Và phải chằng Giáo Hoàng Benedict muốn nói lên môt sự thật: hiện nay quá ít nhà lãnh đao Islam muốn dấn thân vào công cuộc tẩy sạch lương tâm Islam, như cố Giáo Hoàng Gioan Phaolo II đã dấn thân khi đòi Giáo Hội Công Giáo phải tẩy sạch lương tâm cuả chính Giáo Hội Công Giáo.
Như chúng ta đã biết : trong quá khứ, Người Ki Tô Giáo (Christians) đã dùng bạo lực để phục vụ Ki Tô Giáo. Và Giáo Hội Công Giáo (Catholic Church) đã công khai hối lỗi về hành động này, Giáo Hội Công Giáo đã lên án những hành động này là trái với Thánh Kinh (the Gospel). Chẳng những vậy, Giáo Hội Công Giáo còn phê phán nặng nề -về mặt thần họïc--những hiểu lầm đã đưa đến những thảm kịch ấy.
Đến đây, câu hỏi được đặt ra: Giáo Hội Công Giáo có thể giúp đuợc gì cho một số nhà cải cách Hồi Giáo, những vị --bất chấp nhận nguy hiểm đến bản thân-- đang tìm cách nói lên những sai lầm nguy hại của một số đồng đạo ï?
Khi trích dẫn lời của hoàng đế Manuel II Paleologos (thời trung cổ ) trong cuộc đối thoại của vị hoàng đế này với một học giả Istlam người Ba Tư (**), Giáo Hoàng Benedict 16 đã không chỉ đưa ra một vấn đề thần học ; Ngài còn đưa ra lên một viễn kiến, một cơ may. Viễn kiến và cơ may cuả một cuộc đối thoại nghiêm túc giữa ngưòi Kitô Giáo (Christians) và ngưòi Hồi Giáo (Muslims). Dĩ nhiên, cuộc đối thoại ấy chỉ có thể hình thành trên căn bản của lý trí và sư đồng tình giữa hai bênï: gạt bỏ bạo lực cuồng tín nhân danh Thuợng Đế.
Điểm Ba
Điểm ba này, báo chí Tây Phuơng đã cố tình hoặc vô tình không nhắc đến.
Điểm ba này nhắm vào Tây Phương. Giáo Hoàng Benedict 16 muốn nói :phải chăng nền văn Minh Tây Phương-một nền văn minh đã tiến tới cao độ, và đang tiếp tục tiến tới-vẫn còn nằm trong cái bao cát cuả mình (sandbox) để đối thoại với Islam bằng luận điệu " không ai làm mất lòng ai". Luận điệu đó, là : " bạn đúng, tôi cũng đúng; bạn phụng thờ sự thật của quý bạn, (your truth) ,tôi phụng thờ sự thật của tôi" (my truth). Hiển nhiên, trong cuộc đối thoại ấy, Tây Phương đã tránh né SỰ THẬT viết hoa. Theo Đức Giáo Hoàng , bao lâu Tây Phương còn nằm trong cái bao cát ấy, bấy lâu Tây Phương không thể biện hộ cho chính nền văn minh của mình, một nền văn minh của lễ nghị trong giao tế (civility), cuả tinh thần tha thứ (tolerance), của nhân quyền, (human rights) và của pháp trị (rule of law).
Vẫn theo Giáo Hoàng Benedict 16, một khi đã rời bỏ lễ giáo, rời bỏ tinh thần tha thứ, rời bỏ nhân quyền, rời bỏ pháp trị, thì Tây Phương còn gì để đóng góp hữu hiệu cho một cuộc đối thoại đích thực giữa những nền văn minh? Bởi lẽ: một cuộc đối thoại như vậy-tức cuộc đối thoại đích thực giữa những nền văn minh-- đòi hỏi một hiểu biết căn bản. Hiểu biết căn bản đó, là: con người, với tất cả những thiếu sót của nó, vẫn có thể hiểu biết được sự thật, mặc dù hiểu biết không trọn vẹn, không hoàn toàn..
Islam có dám và có đủ khả năng để tự phê tự kiểm hay không?. Những vị lãnh đạo của Islam có dám lên án và gạt ra khỏi Islamï những phần tử quá khích hay không? Hay là: chính những tín đồ Muslims đã "mang cái nghiệp bị bắt làm con tin" (condemned to be held hostage) bởi những kẻ cuồng tín, những kẻ tin rằng giết ngưòi vô tội là làm đep lòng Thương Đế?
Còn Tây Phương ?
Tây Phương có dám lên tiếng hay không? Tây Phương có dám phục hồi sự dấn thân của mình với lý trí hay không? Tây phương có dám ủng hộ sự dấn thân của những nhà lãnh đạo Islam chân chính hay không?
Trên đây là những câu hỏi lớn mà Giáo Hoàng Benedict đã đặt ra cho chương trình nghị sư (agenda) của thế giới . Nói cách khác : những điều mà thế giới có bổn phận phải làm.
Hởi những ai còn chút thiện chí và còn tôn trọng lẽ phải, hãy vui mừng. (***).
Houston, 1 tháng 10.2006
Chú thích của người dịch.
(*) Tôi đã đọc nhiều bài báo liên quan đến bài diễn văn đức Giáo Hoàng Beneđict 16 đọc tại đại học Regenburg ngày 16/9/2006. Tôi chọn và phỏng dịch bài này của George Weigle, một bài có trình độ hàn lâm khá cao, và không hèn. Bài "POPE ASKED THE RIGHT QUESTIONS"c uả George Weigle đã đuơc đăng trên nhiều báo Mỹ.
Tôi xin nói cho rõ: tôi phỏng dịch, nghiã là tôn trọng ý, của bài viết, không tôn trọng văn của nguời viết. . Mội ngôn ngữ, có tinh tuý riêng của nó. Những chữ tiếng Anh trong ngoặc đơn, là của George Weigle.
(**) Nguyên văn câu mà Hoàng đế Manuel Paleologos hỏi vị học giả Islam người Ba Tư: "Show me just what Mohammad brought that was new, and there you will find things only evil and inhuman, such as his command to spread by the sword the faith he preached.
(***) Như chúng ta đã biết: Giáo Hoàng đã lên tiếng xin lỗi người Hồi Giáo ( Muslims).
David Brooks (nhà bình luận của tờ Newyork Times) đã viết " Hàng triệu người Mỹ nghĩ rằng Giáo Hoàng Benedict đã đúng khi đăt vần đề với người Hồi Giáo[...]. Họ tin rằng Giáo Hoàng không có gì phải xin lỗi ( Millions of Americans think the Pope asked exactly the right questions. [.....] These millions of Americans believe the Pope has nothing to apologize for).
Tôi không đồng ý. Theo tôi, đức Giáo Hoàng đã hành động đúng. Cử chỉ vô cùng cao cả của Ngài có thể mở đuờng cho một cuộc đối thoại giữa Ki tô giáo và Hồi giáo.
Anh bạn tôi , người Ba tư, là một tín đồ Muslim, và hiện ở Pháp. Anh ta nói với tôi: Giáo Hoàng Benedict 16 đã có cử chỉ tuyệt đẹp, khi lên tiếng xin lỗi Hồi Giáo. Theo anh ta, đó không phải là một vấn đề thần học, cũng không phải là một hành vi chính trị. Mà là một cử chỉ tình thuơng giữa nguời với người, trong vòng tay bao la của Thuợng Đế.
POPE ASKED THE RIGHT QUESTIONS của George Weigle - Nguyễn văn Chức phỏng dịch
0nhận xét:
Đăng nhận xét