Năm 2014 chứng kiến Kitô hữu bị ngược đãi dữ dội nhất tại Trung Quốc
Khó mà thấy có năm nào khiến Kitô hữu ở Trung Quốc đau khổ hơn năm 2014. Từ đầu năm chính quyền ở tỉnh đông nam Chiết Giang bắt đầu đập phá và tháo dỡ thánh giá tại hàng trăm nhà thờ.
Khó mà thấy có năm nào khiến Kitô hữu ở Trung Quốc đau khổ hơn năm 2014. Từ đầu năm chính quyền ở tỉnh đông nam Chiết Giang bắt đầu đập phá và tháo dỡ thánh giá tại hàng trăm nhà thờ.
Hồi tháng 7, một tòa án cách Bắc Kinh 500 km về phía nam tại tỉnh Hà Nam tuyên án mục sư Zhang Shaojie thuộc Phong trào Yêu nước Tam Ngã (TSPM) Tin lành được nhà nước chấp thuận 12 năm tù vì tội gây rối “trật tự công cộng”. Sau khi đơn kháng án của ông bị bác bỏ vào tháng 8, mục sư Bob Fu thuộc China Aid ở Mỹ phát biểu với ucanews.com rằng án phạt dành cho ông Zhang là “hình phạt và sự ngược đãi nặng nhất dành cho chức sắc giáo hội hay mục sư kể từ Cách mạng Văn hóa”.
Năm ngoái kết thúc bằng vụ bắt giam nhà hoạt động cứu trợ Kitô hữu người Mỹ gốc Hàn Peter Hahn, người bị buộc tội biển thủ hồi tháng 12, bốn tháng sau vụ bắt giam và điều tra một đôi vợ chồng Kitô hữu người Canada vì tội “ăn cắp tài liệu mật của nhà nước”. Cả hai vụ này chỉ là phần nổi của tảng băng giữa lúc họ nhắm vào các nhà hoạt động Kitô hữu trên biên giới Trung Quốc-Bắc Triều Tiên gần đây. Được biết các nhà thờ bị buộc đóng cửa và hàng trăm thừa sai Hàn Quốc không được cấp visa mới, buộc phải rời khỏi nơi đó.
Đối với nhiều Kitô hữu ở Trung Quốc, đây là năm khó khăn nhất kể từ khi Đặng Tiểu Bình cho phép Kitô giáo tái hoạt động sau cuộc Cách mạng Văn hóa của chủ tịch Mao vào giữa thập niên 1980.
Nhưng điều đó không có nghĩa là chính quyền Trung Quốc đang cố ý nhắm vào Kitô hữu chỉ vì niềm tin của họ. Và mặc dù trải qua một năm đầy khó khăn như thế, nhưng có thể Kitô giáo ở Trung Quốc có được triển vọng lâu dài hơn và đầy hy vọng hơn bao giờ hết.
Tại Chiết Giang, mọi người suy đoán không biết Bắc Kinh có ra lệnh cho chính quyền tỉnh đàn áp việc truyền bá đức tin Kitô giáo trong một vùng nằm trong số những nơi có đông Kitô hữu nhất nước này không. Có khả năng chính quyền thực hiện nghiêm khắc đường lối cứng rắn hơn của Chủ tịch Tập Cận Bình và việc ông chú trọng đến “chế độ pháp quyền” từ khi ông nhậm chức vào tháng 3-2013.
Trong nhiều năm qua, các thương gia Kitô hữu giàu có trong thành phố Ôn Châu đã nỗ lực giúp xây dựng nhà thờ lớn hơn và kiên cố hơn nhờ có mối quan hệ với các quan chức cấp cao, được thể hiện qua nhà thờ khổng lồ Sanjiang, nhà thờ bị phá hủy hoàn toàn vào tháng Tư, nhưng chỉ sau khi các cuộc thương lượng giữa lãnh đạo nhà thờ và chính quyền xin tháo dỡ những phần nhà thờ xây không đúng quy định, không đạt được sự đồng thuận.
Nói cách khác, các nhà chức trách Chiết Giang từng làm việc với những người giàu có tài trợ cho giáo hội cho phép xây dựng nhà thờ đột nhiên thay đổi động cơ chính của họ khi ông Tập chú trọng đến chế độ pháp quyền. Động cơ đó được thấy rõ ràng: chính quyền trung ương của ông Tập thẳng tay sa thải hàng loạt quan chức trong đảng Cộng sản, đặc biệt là những quan chức phạm tội tham nhũng hay không làm đúng chức trách theo luật Trung Quốc.
Dường như đây là vấn đề lớn nhất đối với Kitô giáo ở Trung Quốc, và là lý do chính đằng sau vụ tấn công trực tiếp nhằm vào tôn giáo này, nhưng gần như chắc chắn không phải. Cho đến nay chưa thấy có mối quan hệ trực tiếp nào giữa việc ngược đãi Kitô hữu dữ dội hơn và ông Tập.
Trong văn kiện nội bộ quan trọng duy nhất của đảng Cộng sản mà người ngoài xem được kể từ khi ông Tập lên nắm quyền là văn kiện 9, ban hành vào mùa xuân 2013, có đưa ra những lời cảnh báo chống lại nền dân chủ tự do của phương Tây, xã hội dân sự và nghề viết báo, nhưng không đề cập đến Kitô giáo hay tôn giáo.
Ông Tập là lãnh đạo nghiêm khắc nhất Trung Quốc trong nhiều thập niên qua. Ông đã lệnh cho bộ máy cầm quyền khổng lồ của mình thực hiện pháp luật nghiêm hơn trong khi đẩy mạnh chủ nghĩa dân tộc hơn. Năm ngoái tròn một năm ông lên nắm quyền, và Kitô giáo gần như không phù hợp với chính sách nào trong hai chính sách chính của ông, hai chính sách hướng tới củng cố đảng Cộng sản không được nhiều người ủng hộ. Do đó, Kitô giáo nhận thấy mình bị áp lực giữa lúc Trung Quốc ngày càng tập trung vào bình ổn xã hội và trở lại các giá trị của Trung Quốc.
Trên biên giới giữa Trung Quốc với Bắc Triều Tiên, giống như ở Chiết Giang, chính quyền nghiêm khắc hơn trong việc thực thi pháp luật, họ đàn áp thẳng tay các nhóm giúp người tị nạn trốn khỏi Bắc Triều Tiên, chỉ qua con đường duy nhất là Trung Quốc. Tình cờ là gần như tất cả các nhóm giúp người Bắc Triều Tiên trong vùng biên giới nhạy cảm này lại là Kitô hữu.
Trước đây, chính quyền Trung Quốc thường khoan dung với các nhóm này nhưng dưới thời ôngTập thì khắt khe hơn, theo Sokeel Park, giám đốc nghiên cứu và chiến lược của Liberty in North Korea, tổ chức phi chính phủ ở Seoul giúp người tị nạn Bắc Triều Tiên định cư tại Hàn Quốc.
“Nếu nằm trong tình cảnh của các nhà chức trách Trung Quốc, anh sẽ thấy có những người nước ngoài chạy quanh làm những việc họ không nên làm trong các vùng biên giới hòa nhập vào dòng người tị nạn Bắc Triều Tiên, và còn có khả năng trở thành mối đe dọa lâu dài đối với chính quyền trung ương Trung Quốc”, ông phát biểu với ucanews.com hôm thứ Hai.
Dưới chính quyền ông Tập, dường như các quan chức cấp dưới hăng hái hơn nhiều trong việc phân định và quản lý Kitô giáo, biện pháp được đảng Cộng sản áp dụng đầu tiên khi ông Đặng thành lập các tổ chức nhà nước quản lý tôn giáo vào giữa thập niên 1980, lúc ông cho phép tôn giáo tái hoạt động tại Trung Quốc.
Năm ngoái chứng kiến nhiều vụ nhắm vào các giáo hội tại gia hơn, và ở các tỉnh ít có thay đổi trong phương pháp này hơn. Trên báo chí nhà nước còn đưa tin đảng Cộng sản đang lập một danh sách các nơi thờ tự “hợp pháp”, chính quyền còn dự định xây dựng “thần học Kitô giáo Trung Quốc”.
Mặc dù mức độ khoan dung hay bất khoan dung của Trung Quốc đối với Kitô giáo có lúc dường như bất định, dấu hiệu cho thấy họ sẽ xử lý trong tương lai hiện nay được xác định rõ ràng hơn, đó là những ai tuân theo các quy định nghiêm khắc hơn sẽ được khoan dung, còn những ai không tuân theo sẽ bị nhắm đến.
Đối với Giáo hội Công giáo và cơ cấu tập trung quyền ở đó, có thể điều này sẽ gây thêm nhiều vấn đề và khó khăn trong cách giải quyết vì Vatican và Bắc Kinh tiếp tục các cuộc đàm phán giữ kẽ nhắm đến chấm dứt việc tranh cãi về tấn phong giám mục.
Tuy nhiên nơi cộng đồng Kitô giáo ở Trung Quốc, dường như chính quyền Trung Quốc không thể làm gì nhiều để đàn áp sự trỗi dậy của Kitô giáo, thiếu một lệnh cấm rõ ràng như trong thời Mao.
Mặc dù Chiết Giang ra lệnh đập phá và tháo dỡ thánh giá tại 426 nhà thờ tính đến giữa tháng 12, theo tin cho biết Trung Quốc đã xây mới và nâng cấp 1.000 nhà thờ mỗi năm trong 5 năm qua. Như thế gần như chắc chắn có thêm hàng trăm nhà thờ ở Trung Quốc vào cuối năm 2014 so với đầu năm.
Trong đó có nhà thờ mới ở trung tâm Côn Minh, tỉnh Vân Nam, hiện nay là nhà thờ lớn nhất khu vực tây nam Trung Quốc.
Tương tự vào tháng 11, nhà máy Kinh Thánh lớn nhất thế giới ở Nam Kinh phát hành bản in thứ 125 triệu. Tổng giám đốc Liu Lei cho ucanews.com biết trong năm 2015 số lượng sẽ nhiều hơn.
Trong khi đó, mọi ước đoán về số tín hữu Tin lành và Công giáo ở Trung Quốc, dù khác nhau thế nào đi nữa, tất cả đều cho thấy có sự gia tăng hiếm thấy về số lượng tín hữu so với nhiều nước khác không có sự gia tăng số thành viên trong cộng đoàn.
Năm ngoái có thể là một năm kinh hoàng đối với Kitô giáo ở Trung Quốc, có lẽ là năm xấu nhất trong một giai đoạn nào đó. Nhưng tương lai lâu dài dường như không ảnh hưởng gì đến việc Chủ tịch Tập thích hay không thích.
ucanews.com
0nhận xét:
Đăng nhận xét