Thời gian gần đây báo chí đưa tin về việc phát hiện thi thể bé Ngô Ngọc Phút (8 tuổi) tại biên giới Campuchia trong tình trạng không còn nội tạng.
Ảnh Minh Họa |
Đồng thời xuất hiện việc các nữ sinh Việt liên tục mất tích. Điều này khiến dư luận xôn xao và làm dấy lên một lòng sóng phẫn nộ trong cộng đồng. Đây có lẽ là hồi chuông cảnh báo trước sự manh nha của một dạng tội ác mới, mổ cướp nội tạng đem bán.
Nỗi đau của anh Hạnh bên quan tài đứa con gái 8 tuổi.
Việc bé Phút mất tích diễn ra cách đây 3 tháng, nhưng chỉ thời gian gần đây, tức ngày 21/3 gia đình mới nhận được thi thể của cháu và xác nhận bên trong không còn nội tạng.
Trong khi đó, vào ngày 19/3, nữ sinh Trương Thị Diễm Mỹ, sinh viên đại học Bách Việt, Gò Vấp mất tích trên đường đi đến trường để nhận giấy báo thực tập. Hiện người nhà đã tìm được em, nhưng cô gái sau khi được tìm về lại ở trong tình trạng hoảng loạn. Thông tin đang được điều tra làm rõ.
Đồng thời trong thời gian này, cộng đồng facebook có thành viên bỗng lên mạng cảnh báo về một người lạ chuyên gạ gẫm và hù dọa “đưa vào khách sạn mổ hết nội tạng” trên tuyến đường Cộng Hòa.
Dường như hoạt động mổ cắp và buôn bán nội tạng lậu đang bắt đầu lộ diện.
Trên thế giới, việc buôn lậu tạng người đã tồn tại từ lâu, nhưng theo các diễn biến hiện tại, người ta nhận thấy loại tội ác này có dấu hiệu táo bạo và ngày càng lan rộng.
Việc bé Phút mất tích và thi thể được tìm thấy tại Campuchia, trong tình trạng không còn nội tạng, trong khi đó vào tháng 9/2014, tại đất nước này, cảnh sát bắt giữ 9 nghi phạm trong đường dây buôn lậu nội tạng, trong đó có một bác sĩ Trung Quốc đóng vai trò cố vấn và huấn luyện.
Cảnh sát quân đội Campuchia ổn định trật tự cho xe cứu thương đi qua đám đông trước cổng một bệnh viện ở Phnom Penh vào ngày 23/11,2010. Một bệnh viện quân đội của Campuchia đã bị phát giác việc vận hành đường dây buôn bán nội tạng với sự tham gia của bác sĩ Trung Quốc. (Tang Chhin Sothy / AFP / Getty Images).
Trong sự việc này, nguồn tạng chủ yếu là đến từ việc bán tạng để lấy tiền, một người bán tạng ở Campuchia nhận được 5.000 USD trong khi giá của một quả thận bán cho người nhận tạng có giá từ 35.000 USD đến 40.000 USD. Những người bị bắt trong vụ buôn lậu nội tạng này gồm hai quan chức quân đội Campuchia và 3 “người Việt gốc Hoa”, tờ Phnom Penh Post dẫn lời một cảnh sát.
Hoạt động thu hoạch nội tạng được nhà nước hậu thuẫn là điều thường thấy tại Trung Quốc, đặc biệt có sự tham gia của các bệnh viện quân đội.
“Vụ việc này không hoàn toàn là mô hình thu hoạch nội tạng của Trung Quốc lan sang các nước khác – mô hình này không thể đi quá xa”, bác sĩ Torsten Trey, giám đốc điều hành Hiệp hội Bác sĩ Chống Mổ cắp nội tạng (DAFOH), trụ sở tại Washington D.C nhận định. “Tuy nhiên, khả năng đang có một cách tiếp cận mang tính hệ thống với thị trường buôn lậu nội tạng tại những nơi chưa từng diễn ra hoạt động này”.
“Việc một giáo sư Trung Quốc rõ ràng có trình độ và kinh nghiệm xuất hiện tại bệnh viện quân đội Campuchia là điều đáng chú ý. Vì đây là bệnh viện quân đội chứ không phải cơ sở y tế tư nhân, chắc hẳn phải được sự cho phép của chính phủ hay các quan chức có thẩm quyền nhất định”, bác sĩ Trey nhận định. “Phải nhìn nhận rằng, tổ chức này tương tự với đường dây cung cấp nội tạng của Trung Quốc, vốn chủ yếu xoay quanh các bệnh viện quân đội”.
Tội ác ngày càng đi xa so với giới hạn của nó: từ ma túy, tới ma túy đá, giết người, và ngày nay đã xuất hiện một loại hình buôn lậu mới: nội tạng con người.
Ban đầu tại Trung Quốc, nguồn nội tạng dùng phục vục cho ghép tạng đến từ tử tù. Nhưng khi nền kinh tế mở cửa và trở nên năng động hơn, ghép tạng tại Trung Quốc lại phục vụ cho cả người nước ngoài, nên nguồn tử tù không đủ đáp ứng, trong khi lợi nhuận từ ngành ghép tạng không hề nhỏ. Để thỏa mãn lòng tham này, chính quyền đã tận dụng nguồn nội tạng từ tù nhân lương tâm.
Tù nhân lương tâm là những người vô tội bị bắt không phải vì tội ác mà vì bất đồng chính kiến với chính quyền, hay những người theo những tôn giáo không được chính phủ phê duyệt như Phật giáo Tây Tạng (hay còn gọi là Lạt Ma giáo), người dân đòi bồi thường đất, hoặc người phản đối chính quyền để giữ đất giữ nhà khỏi bị phá dỡ, hay các học viên Pháp Luân Công,…
Ngày 06/07/2006, sau một cuộc điều tra độc lập, ông David Kilgour và ông David Matas đã công bố một báo cáo dài 68 trang cho các phương tiện truyền thông ở Ottawa: Báo cáo về Cáo buộc mổ cướp tạng của các học viên Pháp Luân Công ở Trung Quốc. Báo cáo đề cập đến các tội ác của chế độ Trung Quốc là “Một phương thức tà ác chưa từng thấy trên hành tinh này.”
Hình trang bìa cuốn sách Thu Hoạch Đẫm Máu (Bloody Harvest)
Điều đáng nói ở những sự việc trên, từ việc bé gái mất tích bị lấy nội tạng, đến đường dây buôn lậu nội tạng ở một bệnh viện quân đội Campuchia, và cuối cùng là một tội ác mổ cướp nội tạng có hệ thống của ĐCS Trung Quốc. Người ta không khỏi rùng mình tự hỏi, liệu tội ác đó có “lây lan” đến Việt Nam, và rằng tại sao trong thời đại Internet, thông tin truyền đi trong chớp mắt, công nghệ hiện đại rất phát triển, người ta được học hành nhiều hơn, sao tội ác lại càng ngày càng tinh vi và tàn bạo hơn?
Câu trả lời có lẽ là:
Một trái tim không có lương tâm, không còn linh hồn thì không khác gì một cỗ máy. Nó không biết phân biệt tốt xấu, thiện ác.
Khi một kẻ ác hành ác, nếu người đó chỉ là một tên tội phạm bình thường thì người ta sẽ thấy quá rõ hành vi đó, họ sẽ không ngừng lên án, yêu cầu bắt giam và trừng phạt thích đáng. Nhưng khi kẻ hành ác này là một tập đoàn, một tổ chức phạm tội, đặc biệt là những tổ chức với vũ khí hùng hậu, có năng lực kiểm soát truyền thông, bịt mắt, bịt tai và thao túng cả xã hội, khiến xã hội im lặng hoặc thờ ơ, thì người ta chỉ có thể chặc lưỡi mà rằng “mình có làm gì được đâu, người ta hùng mạnh thế kia mà“.
Và khi đó, tổ chức tội phạm ấy đã thành công trong việc triệt tiêu nhân tính, công lý và lẽ phải, đẩy chúng ta vào tình thế dung túng, bao che cái ác.
Hậu quả chính là ngày hôm nay, có thể là bé Phút, và cũng có thể là bất cứ ai trong chúng ta bất ngờ nhận được điện báo người thân mất tích. Liệu khi ấy có là quá muộn?
Trung Quốc là một ổ dịch lây lan những tội ác mà nếu không được ngăn chặn, những căn bệnh độc hại từ đó sẽ bắt đầu lan rộng, đầu độc và giết chết tất cả từ tâm hồn cho đến thể xác.
Câu chuyện xung quanh bé Phút, những người mất tích và lời cảnh báo trên chỉ có thể là những suy đoán chưa được xác thực, nhưng tội ác đang diễn ra tại Trung Quốc là sự thật mà cả thế giới đang cùng nhau vạch trần và lên án.
Theo Tinhhoa
0nhận xét:
Đăng nhận xét