"Trăng máu" xảy ra ngày 4/4 làm thay đổi toàn bộ thế giới?
(Khám phá) - Hiện tượng Mặt trăng máu rơi vào dịp Lễ Phục Sinh ngày cuối tuần là "một sự kiện to lớn và làm thay đổi toàn bộ thế giới".
Một số mục sư người Mỹ cho rằng hiện tượng “Mặt trăng máu” đã được dự báo trong Kinh Thánh và là dấu hiệu sự trở lại của Chúa Kitô. Mọi người có thể nhìn thấy Mặt trăng trên bầu trời Bắc Mỹ, châu Á và Australia chuyển dần thành màu đỏ đậm.
Kinh Thánh “King James” viết: “Mặt trời sẽ trở nên đen tối, mặt trăng đỏ như máu trước ngày Chúa đến”.
Mục sư John Hagee nói rằng hiện tượng Mặt trăng máu rơi vào dịp Lễ Phục Sinh ngày cuối tuần là “một sự kiện to lớn và làm thay đổi toàn bộ thế giới”. Ông nói: “Tôi tin rằng chúng ta sẽ thấy một sự kiện trọng đại xảy ra ở Trung Đông, liên quan đến Israel và làm thay đổi tiến trình lịch sử ở Trung Đông và ảnh hưởng đến toàn thế giới”.
"Trăng máu" xảy ra ngày 4/4 làm thay đổi toàn bộ thế giới?
Thực chất, “Mặt trăng máu” hay còn gọi là hiện tượng nguyệt thực toàn phần xảy ra khi Trái đất, Mặt trời và Mặt trăng cùng nằm trên một đường thẳng. Khi đó, Mặt trời sẽ che lấp hoàn toàn Mặt trăng và Mặt trăng sẽ chuyển màu đỏ do hiện tượng tán xạ.
Vào tối thứ Bảy 4/4, người yêu thiên văn sẽ có cơ hội chiêm ngưỡng nguyệt thực toàn phần, hiện tượng thiên văn đáng chú nhất có thể quan sát tại Việt Nam năm 2015.
Nguyệt thực lần này bắt đầu từ 16h02 phút khi mặt trăng đi vào vùng nửa tối của trái đất, và kết thúc lúc 21h59 phút khi mặt trăng rời vùng nửa tối. Thời điểm mặt trăng đi hoàn toàn vào vùng bóng tối của trái đất sẽ bắt đầu lúc 18h58, kết thúc 19h03, đạt cực đại lúc 19h01.
Khi đi vào sâu vào vùng bóng tối của trái đất, mặt trăng sẽ dần dần thay đổi màu sắc, chuyển từ bạc sang màu cam hoặc đỏ nên hiện tượng này còn gọi là “trăng máu”. Hầu hết châu Mỹ, Úc, phía đông châu Á có thể quan sát lần nguyệt thực này.
Nhiều người dân trên thế giới đang ngóng chờ để được chiêm ngưỡng hiện tượng thiên nhiên hiếm gặp này.
Cận cảnh hiện tượng mặt trăng máu khắp hành tinh
(Khám phá) - (Phunutoday) - Tối 8/10, những người yêu thiên văn học đã có cơ hội chiêm ngưỡng hiện tượng mặt trăng máu ở khắp nơi trên thế giới.
0nhận xét:
Đăng nhận xét