BÀI 2: VÀI NÉT VỀ HỘI TAM ĐIỂM
1. Danh xưng và biểu hiệu.
a. Danh xưng.
Tam Điểm (TĐ), tiếng Anh là Freemasonry, nghĩa là “nền tảng tự do”. TĐ là một tổ chức gồm những người cho mình là khôn ngoan thông thái nhờ được khai sáng bởi thần lực siêu nhiên. Họ gồm những triết gia, thần học gia, chính trị gia, và thương gia.
Gọi là TĐ vì trong giao thiệp, họ thường gọi nhau là sư huynh/đệ (Frere) hay sư phụ (Maitre), viết tắt là chữ F hay chữ M và thường thêm vào vào phía sau 3 dấu chấm (...) tạo thành một hàng thẳng hay hình tam giác.
Ngoài ra, TĐ còn được gọi bằng những tên khác như Hội Kín hay Bè Nhiệm. Gọi là Hội Kín vì hành tung của họ luôn được bảo mật tối đa, nhất là trong những dịp đại hội, gặp gỡ bàn chương trinh hành động, hay trong các nghi lễ bí mật để thâu nạp hay bầu bán các chức vụ. Gọi là Bè Nhiệm vì họ thường hội họp trong nơi bí mật như câu châm ngôn của họ đã khẳng định: “SỰ SÁNG TỪ NƠI TỐI TĂM MÀ RA”. Câu châm ngôn này là sự bóp méo câu nói của Thánh Gioan: “Sự Sáng chiếu soi trong bóng tối” (Ga 1,5).
b. Biểu hiệu.
Biểu hiệu phổ biến của TĐ là cái thước vuông và chiếc compa hay hình một con mắt được lồng vào trong hình tam giác, và rất nhiều các ký hiệu hay ngôn ngữ cử chỉ khác (bạn đọc có thể lên Google/tìm hình ảnh – images - và điền masonic symbol để coi thêm cho rõ). Những biểu tượng này được trưng bày cách trang trọng trong các nơi hội họp của TĐ. Chỗ danh dự nơi khán phòng họp kín của TĐ có kê một chiếc ngai vàng bọc nhung màu tím. Không ai được phép ngồi vào ngai này vì nó tượng trưng cho Thần Lực Tối Cao. Phía trên hai bên tả hữu của ngai, có hình mặt trăng và mặt trời. Phía trước ngai và ngay chính giữa khán phòng, có kê một cái bàn, được trang trí tựa như bàn thờ, có những cây nến xung quanh. Trên bàn có để một cuốn Sấm Truyền (Kinh Thánh của TĐ). Trên cuốn Sấm Truyền có để một cái thước vuông và một cái compa.
2. Lịch sử hình thành.
Không ai biết đích xác TĐ được ra đời chính thức từ bao giờ. Tương truyền, TĐ có từ thời vua Salomon. Hội viên ban đầu của TĐ là những người làm nghề xây cất. Cùng với thời gian, TĐ chia thành 2 hệ phái. Phái công khai, gồm những người hành nghề xây cất và thầu khoán. Phái bí mật, gồm những triết gia, thần học gia, chính trị gia, và thương gia, tức những người có thế giá và quyền hành trong xã hội. Bài này có ý nói về về phái bí mật này. TĐ coi Euclid và triết gia kiêm toán học gia cổ đại Pi-ta-go là ông tổ của họ.
Ngày nay, TĐ được chia thành 3 cấp: Quốc Tế, Miền, và Quốc Gia. Khi gia nhập làm thành viên của TĐ, mỗi thành viên (freemason) cũng chịu phép bép-têm (baptize) và nhận một con vật làm bảo trợ.
3. Mục đích, chương trình và chiến lược hành động.
a. Mục đích.
Tôn chỉ mục đích tối cao của Tam Điểm Quốc Tế (TĐQT) là:
- Triệt hạ quyền hành và ảnh hưởng của Giáo Hoàng La Mã.
- Hạ bệ Thánh Giá Chúa Giêsu.
- Ám sát và thủ tiêu quyền lực của các vua chúa.
- Thành lập một Siêu Chính Phủ Toàn Cầu (SCPTC) và một Siêu Giáo Hội Toàn Cầu (SGHTC).
b. Chương trình hành động.
TĐQT tụ họp mỗi năm một lần ở một nơi đã định trước. Thành viên TĐQT ngày nay đa phần là những người có quyền hành chính trị và sức mạnh tài chính ở các quốc gia. Nơi TĐQT tụ họp được chia thành 3 khu: Vàng-Xanh-Tím.
- Khu Xanh là nơi tụ họp chung.
- Khu Vàng là nơi tụ họp của đại diện TĐ cấp Miền và Quốc Gia.
- Khu Tím là nơi tụ họp của thành viên TĐQT cấp cao nhất. Đây được cho chính là nơi mà Lucifer hiện hình để ban chỉ thị cho các thủ lĩnh của TĐ.
TĐ cấp Miền được tụ họp 6 tháng một lần, có thể họp thêm tuỳ tình hình. TĐ cấp Quốc Gia họp thường xuyên nhất, cứ 15 ngày họp một lần. Hàng năm cũng có “cấm phòng – retreat” trong khoảng từ 3 đến 5 ngày. Đây cũng là dịp để nhận chỉ chị từ cấp trên và bổ nhiệm vị “Đạo Trưởng Quốc Gia – Pretre”.
Theo các nguồn tin tiết lộ, những buổi lễ tấn phong Đạo Trưởng này được diễn ra cách trang trọng và nhuốm màu ma thuật. Bàn thờ để hành lễ là một cô gái trinh loã thể. Trên bụng cô gái có để chén đĩa và bánh rượu giống như thánh lễ Công Giáo. Vị được tấn phong làm Đạo Trưởng cũng phải khoả thân. Hình thức nghi lễ được mô phỏng theo thánh lễ Công Giáo, cũng có xông hương xung quanh bàn thờ là cô gái loã thể. Những người tham dự đều che mặt chỉ để hở 2 con mắt. Cuối nghi thức, họ cũng rước lễ là bánh và rượu. Rượu này được pha trộn với máu kinh của cô gái trinh và 10 cc máu của người được tấn phong làm Đạo Trưởng.
c. Chiến lược hành động.
Trải qua nhiều bất đồng và chia rẽ, TĐQT vẫn luôn trung thành với giáo điều của Amos Comenius (1592 – 1670) và Alexandre Saint-Yves d’Alveydre (1842 – 1909) đó là:
Bằng mọi cách phải thiết lập cho thế giới một SCPTC và một SGHTC khác với Giáo Hội Công Giáo Rôma. Muốn nhanh chóng thực hiện mục tiêu này, điều quan trọng nhất là phải triệt tiêu ảnh hưởng và quyền lực của Giáo Hoàng và Giáo Hội Công Giáo. Phương thế thực hiện là giáo dục, tuyên truyền và kể cả chiến tranh nếu cần.
Chính Franklin D. Roosevelt, tổng thốn thứ 32 của Hoa Kỳ, đã xác định đường hướng này trong một cuộc họp của TĐQT năm 1941 như sau: “Chúng ta phải là khuôn mẫu của dân chủ vĩ đại. Đối với chúng ta, vấn đề tạo ra chiến tranh cũng chỉ nhằm mục đích như vậy.”
Chiến lược hành động của TĐQT được nhắm vào hai lĩnh vực: chính trị và tôn giáo.
Lĩnh vực chính trị:
Chính trị ở đây cũng bao gồm luôn cả lĩnh vực kinh tế xã hội. Để tiến tới việc thiết lập một SCPTC, đại hội TĐQT diễn ra năm 1986 ở Wesbaden, Đức, đã đưa ra chương trinh hành động gồm 7 điểm sau:
1. Tổ chức hệ thống ngân hàng quốc tế sao cho các ngân hàng địa phương phải lệ thuộc hoàn toàn vào các ngân hàng quốc tế để từ đó dẫn đến việc thống nhất tiền tệ.
2. Cổ võ việc di dân tự do.
3. Huỷ bỏ các hàng rào thuế quan và thiết lập các hải cảng tự do.
4. Triệt hạ các ly tưởng quốc gia và làm giảm dân tộc tính trong các văn hoá, lịch sử.
5. Dùng tổ chức Liên Hiệp Quốc để giảm thiểu quyền tự chủ của cácquốc gia.
6. Thành lập tổ chức Cảnh Sát Quốc Tế để giám sát an ninh các nước.
7. Thiết lập một cộng đồng kinh tế quốc tế và nghị viện quốc tế để hỗ trợ cho SCPTC.
Thoạt nhìn, tất cả 7 điểm trên xem ra rất tốt đẹp và có lợi cho thế giới. Tuy nhiên, chính những điều này làm cho các quốc gia trở nên yếu kém và lệ thuộc lẫn nhau. Dân chúng trở thành kẻ sản xuất và người làm công cho nhóm cầm đầu và điều khiển chính phủ các quốc gia. Những diễn biến trên thế giới hiện tại cho thấy 7 điểm trên vẫn đang được triệt để thực thi.
Hiện nay, trung tâm Rockefeller ở New York, Hoa Kỳ, là trung tâm đầu não của TĐQT. Một SCPTC do TĐQT xây dựng sẽ gồm hai phe đối nghịch nhau là TĐ và Cộng Sản, phỏng theo thể chế dân chủ lưỡng đảng của Hoa Kỳ. Nói cách khác, thế giới sẽ chỉ có hai Siêu Lực là TĐ và Cộng Sản. Các lực lương khác sẽ bị triệt hạ hoặc sáp nhập vào một trong 2 Siêu Lực này.
Cần nói thêm là, chính TĐQT đã trợ giúp Lênin thực hiện cuộc cách mạng Tháng Mười năm 1917, giúp Mao Trạch Đông giành thắng lợi trong Cách Mạng năm 1949. Nhưng sau đó TĐ Liên Xô và Trung Quốc phản bội TĐQT và muốn tách ra thành một thế lực riêng. Những sắp xếp sau thế chiến thứ hai cũng được thực hiện do sự giàn xếp giữa hai phe TĐ và Cộng Sản.
Lĩnh vực tôn giáo:
Mục tiêu hàng đầu là thiết lập SGHTC cho thế giới. Để đạt được điều này, trước tiên TĐ phải dồn toàn lực của mình thực thi việc triệt hạ ảnh hưởng của Giáo Hoàng và Giáo Hội Công Giáo (GHCG) trên toàn thế giới. TĐQT thực hiện mục tiêu này bằng cách chỉ thị cho TĐ các quốc gia thực hiện chiến lược: cày sâu, gieo hạt và thu gặt.
Cày sâu gieo hạt là bứng tận gốc mọi tín điều về đức tin và luân lý của GHCG ra khỏi đời sống của con người. Sử dụng công cụ là giáo dục và các phương tiện truyền thông để tuyên truyền nhằm tiêu diệt niềm tin vào sự hiện diện đích thực của Chúa Giêsu trong Bí tích Thánh Thể, làm sụp đổ thần tượng giám mục và linh mục trong lòng giáo hữu. Tiêm nhiễm tư tưởng dân chủ vào trong GHCG như đòi cho giáo hữu quyền được tuyển chọn các giám mục và linh mục. Làm cho giáo hữu bất tuân phục hàng giáo sĩ. Phá đổ những tiêu chuẩn luân lý khách quan. Thay vào đó là tiêu chuẩn của mỗi cá nhân. Mỗi người có quyền quyết định điều gì là đúng là sai. Không ai có quyền áp đặt tiêu chuẩn cho người khác…. Cuối cùng đi đến chỗ làm cho con người là chủ tể của chính mình. Thiên Chúa và lề luật cứu rỗi cũng phải xếp dưới quyền tự do dân chủ của con người!
Nhân danh lòng khoan dung và quyền con người, mọi tôn giáo đều được tôn trọng ngang nhau và được thâu nhận vào trong SGHTC. Mọi thứ tội lỗi sẽ được dung túng chấp nhận, được coi là tự nhiên và phù hợp với bản tính của con người. Lucifer sẽ là Chúa của SGHTC này. TĐQT tin rằng SGHTC này sẽ được con người thời đại tung hô và đón nhận. Mọi người sẽ cảm thấy bình an sống trong tội lỗi, được làm mọi điều mình muốn mà không lo sợ bị trừng phạt chi hết. Hoả ngục sẽ là một nghịch lý không thể tưởng tượng được bởi Thiên Chúa là tình yêu! Nói tóm lại, mục tiêu của TĐ là làm cho Giáo Hội Công Giáo không còn là “nền tảng và cột trụ” của chân lý nữa vì mọi tôn giáo và các giáo hội khác đều được coi là những con đường dẫn đến ơn cứu độ. SGHTC này theo đuổi sự hoà đồng tôn giáo, làm cho mọi người cảm thấy được bình an và không còn phải bận tâm về tội lỗi nữa.
4. Giáo Hội nói gì về TĐ?
![]() |
Đại Hội Giới Trẻ Công Giáo 2013 Tại Brazil Do Đức Phanxicô Chủ Sự |
TĐ luôn bị Giáo Hội kết án và coi là kẻ thù nguy hiểm và quỷ quyệt nhất. Do vậy, Kitô hữu không được phép, vì bất cứ lý do gì và bất cứ hình thức nào, gia nhập hay cộng tác với TĐ. Bất cứ ai gia nhập TĐ, mắc vạ tuyệt thông tiền kết dành cho Giáo Hoàng (Nghĩa là chỉ chỉ Giáo Hoàng mới giải được vạ này).
Đức Giáo Hoàng Clemente XII là người đầu tiên đưa ra cảnh báo về mối huy hiểm của TĐ. Trong sắc lệnh In Eminenti ban hành ngày 28/4/1738, Đức Clemente XII đã chính thức kết án TĐ và ngăn cấm sự tham gia vào tổ chức này. Ngài viết: “Chúng tôi, sau khi tham vấn cùng các hiền đệ đáng kính trong Hồng Y Đoàn, với sự đồng thuận trong sự hiểu biết chắc chắn và sự cân nhắc chín muồi, và với sự sung mãn quyền tông toà, cùng quyết định và truyền dạy rằng, TĐ và các tổ chức tương tự phải bị kết án và ngăn cấm, và với pháp lệnh có hiệu lực trường tồn này, chúng tôi kết án và ngăn cấm TĐ.”
ĐGH Benedicto XIV, trong sắc lệnh Providas ban hành ngày 15/5/1751, cũng lặp lại những kết án như trong sắc lệnh In Eminente trước đó của ĐGH Clemente XII và nhắc lại rằng việc kết án TĐ là quyết định đúng đắn và không thể bị rút lại, và việc kết án này có hiệu cho cả hiện tại và tương lai. Sắc lệnhProvidas chỉ dạy: “do phán quyết của những người trung thực và khôn ngoan, bất cứ ai gia nhập làm thành viên của TĐ đều là biểu hiện của sự suy đồi và hư hỏng.”
Tiếp đến, sắc lệnh Ecclesiam a Jesu Christo của ĐGH Pio VII ban hành ngày 13/9/1821, cũng chỉ ra những nguy hại của TĐ đối với đức tin Công Giáo và coi nó là kẻ thù nguy hiểm của Giáo Hội. Trong sắc lệnh này, Đức Pio VII đã tuyên bố vạ tuyệt thông tiền kết dành cho Toà Thánh cho những ai tham gia tổ chức TĐ. Họ không thể được giải vạ bởi một ai khác ngoài Đức Pio VII hoặc các Giáo Hoàng kế vị ngài. Đức Pio VII kết thúc sắc lệnh bằng những lời nặng nề sau:“không ai được phép xuyên tạc sắc lệnh kết án TĐ này, hoặc cả gan liều lĩnh phản bác lại; nhưng bất cứ ai dám cả gan làm điều này hãy hiểu rằng hắn sẽ phải chịu cơn thịnh nộ của Thiên Chúa Toàn Năng và của hai Thánh Tông Đồ Phê-rô và Phao-lô.”
Tiếp nối Đức Pio VII, Đức Leo XII với sắc lệnh Quo Graviora 13/3/1825, Đức Pio VIII với Thông Điệp Traditi Humilitati ngày 21/5/1829, Đức Grê-gô-ri-ô XVI với Thông Điệp Miari Vos ngày 15/8/1832, Đức Pio IX với Thông Điệp Qui Pluribus ngày 9/11/1846 và Thông Điệp Multiplices Inter ngày 25/9/1865, và nhất là Đức Leo XIII với Thông Điệp Humanum Genus ngày 20/4/1884, đã vạch mặt mưu đồ của TĐ và kết án vạ tuyệt thông tiền kết cho những ai tham gia TĐ. Chủ nghĩa hiện đại và chủ nghĩa tự do tôn giáo cũng bị kết án vì chúng là sản phẩm của TĐ.
Sau đây là một vài trích đoạn trong Thông Điệp Humanum Genus của Đức Leo XIII:
“ TĐ nay không còn che dấu mục tiêu của họ nữa nhưng đã mạnh
mẽ vùng lên chống lại Thiên Chúa. Họ lên kế hoạch cách công khai để phá huỷ Hội Thánh và tước bỏ các quốc gia Kitô giáo khỏi những phúc lành của Chúa Giêsu đấng Cứu Độ chúng ta. Khóc than những sự dữ này, chúng tôi, với con tim được thôi thúc bởi đức ái, không ngừng kêu lên cùng Thiên Chúa rằng: “Kìa kẻ thù Chúa ồn ào náo động, bọn ghét Ngài đang ngóc đầu lên. Chúng lập kế chống lại dân Ngài, bày mưu chống những kẻ Ngài bảo trợ. Chúng rằng: Nào ta hây diệt bọn đó đi, để chúng không còn là một dân tộc nữa.” (Tv 82, 3-5) (Số 2)
“ Ngay khi hiến chương và tinh thần của TĐ được bộc phát rõ ràng bởi những dấu chứng trong hành động của nó, bởi sự điều tra những mục tiêu của nó, bởi sự xuất bản những luật lệ, nghi lễ, và bình luận của nó, với những bằng chứng cá nhân của những người từng trong TĐ, tông toà này đã mạnh mẽ lên án TĐ và công khai tuyên bố rằng hiến chương của TĐ là trái ngược với luật lệ và lẽ phải, là nguy hại cho Kitô giáo cũng như cho nhà nước thế tục; và tông toà đã nghiêm cấm bất cứ ai tham gia vào tổ chức TĐ, những ai tham gia đều phải chịu những trừng phạt như Giáo Hội quen áp dụng cho những tội phạm đặc biệt.” (số 6)
“Ứng viên TĐ buộc phải cam kết, bằng một lời thề đặc biệt, thề rằng họ sẽ không bao giờ, với bất kỳ ai, ở bất cứ đâu hay bất cứ cách nào, để lộ các thành viên, các chiến lược hay chủ đề được bàn thảo. Do vậy, với vẻ ngoài giả dối và với phong cách đóng kịch giống nhau, những người TĐ, cũng giống như những người theo ngộ thuyết Ma-ni-kê xưa, cố gắng bao nhiêu có thể để che giấu bản thân họ, không chấp nhận một chứng cớ nào ngoài chính những thành viên của họ. Như một cách thức che giấu hiệu quả, họ mặc lấy tính cách của những người hiểu biết và các học giả nghiên cứu. Họ nói về lòng nhiệt thành của họ đối với việc thanh luyện văn hoá, về tình thương của họ dành cho người nghèo, và tuyên bố ước vọng duy nhất của họ là sự cải thiện điều kiện cho quảng đại quần chúng và chia sẻ tất cả những thiện ích của đời sống dân sự với nhiều người nhất có thể….nếu bất cứ ai bị xét thấy là phản bội lại những việc làm của TĐ hay chống lại những mệnh lệnh được ban ra, sẽ bị trừng phạt mau chóng với một sự táo bạo và tinh xảo đến nỗi kẻ ám sát thường thoát khỏi sự phát hiện và trừng phạt.” (số 9)
“…Cây tốt không thể sinh quả xấu, và cây xấu không thể sinh quả tốt” (Mt 7,18). TĐ sinh những trái độc hại và đắng ngắt. Vì qua những điều chúng tôi chỉ rõ ở trên, mục tiêu tối hậu của TĐ là lật đổ trật tự tôn giáo và chính trị của thế giới mà giáo huấn Công Giáo cung cấp, để thay thế bằng một trật tự hoàn toàn dựa trên nền tảng của Chủ nghĩa tự nhiên.” (số 10)
“Trong những vấn đề liên quan đến tôn giáo, hãy coi TĐ hành động ra sao nhất là những nơi nó được tự do hành động, rồi hãy xét xem phải chăng thực tế nó không thi hành chính sách của những người duy tự nhiên. Bằng sự lao động kiên trì và liên lỉ, những người TĐ cố gắng đạt cho được điều này là, làm cho nhiệm vụ giáo huấn và quyền hành của Hội chẳng còn uy tín gì trong nhà nước dân sự, và cũng vì điều này họ tuyên bố cho mọi người và tranh đấu rằng Giào Hội và Nhà Nước phải được cùng tách biệt. Bằng cách này, họ rũ bỏ hoàn toàn ảnh hưởng của Công Giáo khỏi các luật lệ và cơ cấu chính trị, và họ cho rằng các Nhà Nước phải được thiết lập mà không cần để ý đến luật lệ và giới luật của Giáo Hội.” (số 13)
“Nếu những người được kết nạp làm thành viên không bị yêu cầu phải tuyên thệ từ bỏ đức tin Công Giáo, sự bỏ qua này không phải là có hại cho những mưu đồ của TĐ mà là có lợi cho họ. Trước nhất, bằng cách này TĐ dễ dàng đánh lừa được những đầu óc ngây thơ và ngờ ngệch, và có thể khiến cho nhiều người gia nhập làm thành viên. Lại nữa, bất cứ hình thức tôn giáo nào của họ cũng được chấp nhận, TĐ giảng dạy một sai lầm nghiêm trọng rằng liên hệ tôn giáo cần phải được coi là một vấn đề tuỳ tâm, và rằng tất cả mọi tôn giáo đều như nhau. Lối suy nghĩ này được toan tính nhằm đem đến sự mục nát mọi hình thức tôn giáo, đặc biệt là Công Giáo, tôn giáo duy nhất chân thật, và sẽ là bất công lớn lao nếu coi Công Giáo cũng ngang hàng với các tôn giáo khác.” (số 16)
“…trong nỗ lực điên cuồng và độc ác này, chúng ta có thể thấy sự thù hận khôn nguôi và lòng báo thù mà Satan khơi lên chống lại Chúa Giêsu Kitô. Cũng vậy, sự nỗ lực tinh vi của TĐ nhằm phá huỷ những nền tảng hàng đầu của công lý và sự thật và cộng tác với những ai ước muốn, như thể họ chỉ là những con vật, để làm điều họ vui thích, nhằm đến chỉ một điều là sự huỷ hoại ô nhục của nhân loại.” (số 24)
“…Như các đấng tiền nhiệm chúng tôi đã nhiều lần nhắc nhở, không một ai được được nghĩ rằng, dù bất cứ lý do gì, có thể gia nhập vào hội TĐ, nếu người đó còn coi trọng danh nghĩa Công Giáo và ơn cứu độ đời đời của mình. Đừng để ai bị đánh lừa bởi một vẻ trung thực giả tạo. Một số người nghĩ rằng TĐ không đòi hỏi điều gì trái ngược với luân lý và tôn giáo. Nhưng sự thật là, toàn bộ nguyên tắc và mục tiêu của TĐ là đồi bại và độc ác. Mọi cộng tác hay giúp đỡ cho TĐ dưới bất kỳ cách nào đều là sai trái.” (số 31)
Kết luận:
Sự nguy hại của TĐ đối với đức tin Công Giáo cũng như đối với xã hội con người là không thể chối cãi. TĐ bị coi như những đồ đệ nhiệt thành của Satan, tuyên chiến và muốn phá huỷ bằng mọi cách Giáo Hội do Chúa Kitô thiết lập vì ơn cứu độ của con người. Các ĐGH trước Công Đồng Vatican 2 đều ý thức được quỷ kế thâm độc của TĐ nên đã trực tiếp và công khai kết án nặng nề TĐ và ra vạ tuyệt thông tiền kết dành cho Toà Thánh cho những ai gia nhập TĐ. Kể từ Vatican 2, TĐ và mưu thâm chước độc của chúng đối với Giáo Hội không còn được nhắc đến nữa!
(bài 3 sẽ nói về sự xâm nhập của TĐ và ảnh hươngt của chúng đối với GH)
0nhận xét:
Đăng nhận xét