- Có vài điều thật lạ Tu Sĩ Hèn Mọn xin được đề cập ở đây đó là:
Cho đến thời điểm hiện tại thì Đức Giáo Hoàng Benedict XVI vẫn rất khỏe mạnh và minh mẫn, khả năng lãnh đạo Giáo Hội của Ngài vẫn rất ok.
Vậy tại sao Đức Giáo Hoàng Benedict XVI lại phải từ chức để rồi giờ đây mới nói lên các di sản của ngài.
Còn một vấn đề nữa mà chúng ta phải lưu ý đó là Lời Tiên Tri của Sứ Điệp Từ Trời về việc Đức Giáo Hoàng Benedict XVI phải từ chức do thế lực Tam Điểm trong Giáo Hội đã ứng nghiệm đến từng chữ. Vậy mà nhiều người lại bỏ qua sự ứng nghiệm này để rồi không quan tâm đến việc Đức Giáo Hoàng Benedict XVI từ chức và những gì Sứ Điệp nói. Thật là phí và uổng!
Đức Giáo Hoàng Benedict XVI được mệnh danh là Giáo Hoàng của khiêm nhường và bảo vệ truyền thống giáo hội công giáo. Còn vị mới lên này chúng ta thấy ngược lại hoàn toàn, ăn xong hầu như chỉ lo chuyện cải cách Giáo Hội, Tân Phúc Âm Hóa và hợp nhất các tôn giáo. Vậy mà nhiều người lại không nhận ra.
Một điểm chúng ta cần phải lưu ý đó là: Một Giáo Hoàng thật sự của Chúa thì phải có đặc điểm sau:
Luôn vâng lời Thiên Chúa và bảo vệ Giáo Hội.
Còn việc người đời khen hay chê việc đó không quan trọng. Vì Chúa đã đến và đã bị người đời giết chết. Nên các môn đồ của Chúa cũng vậy thôi. Vì trò không hơn Thầy.
Vậy hãy dựa vào đó để xác định Giáo Hoàng thật và Giáo Hoàng không thật.
Hãy cầu nguyện cho Đức Giáo Hoàng Benedict XVI và cho các Hồng y Giám Mục biết bảo vệ Giáo Hội như Đức Giáo Hoàng Benedict XVI.
Ngày xưa Giu đã đã phản Thầy, đã bán Thầy. Liệu ngày nay có xuất hiện thêm những Giu đa trong hàng ngũ Tông Đồ bán Giáo Hội và Phản Giáo Hội không thì chúng ta chờ nhé!
Tu Sĩ Hèn Mọn
Video: Những di sản của Đức Thánh Cha Benedict XVI - Phụ Nữ và Cải Cách Giáo Hội
VRNs (16.02.2015) -Sài Gòn- theo CNA- Hai năm kể từ sau khi Đức Giáo Hoàng Benedict XVI nói với thế giới về quyết định lịch sử của mình tuyên bố từ nhiệm vị trí đứng đầu Hội thánh Công giáo, nhiều người nhận định rằng di sản của vị giáo hoàng người Đức này vẫn đang được đốt sáng.
Đức Tổng Giám Mục Arthur Roche, thư ký Thánh bộ Phụng Tự và Kỷ Luật Bí Tích nói với CNA: “Sự chỉ bảo, bình tĩnh và khả năng của Người hướng dẫn nhiều điều một cách rõ ràng”. Đó là một trong những dấu hiệu còn duy trì từ triều đại Giáo hoàng Benedict.
Ngày 11 tháng 2 thường là ngày nghỉ ở Vatican để dự lễ Đức Mẹ Lộ Đức, ngày này đã trở thành một ngày có ý nghĩa rất lớn trong năm 2013, khi Đức Giáo Hoàng Benedict thông báo về việc từ nhiệm tại một hội nghị Hồng y thường kỳ– khi đó hầu hết các Giám mục trong phòng đã mong đợi được nghe về một số ngày phong thánh sắp đến.
Ba tuần sau đó, vào ngày 28 tháng 2, Đức Thánh Cha Benedict XVI đã gửi lời chào lần cuối từ ban công của điện Giáo hoàng tại Castel Gandolfo với cương vị là Đức Giáo hoàng. Ngay sau đó, việc từ nhiệm có hiệu lực, và vị trí của kế vị Thánh Phêrô đã bỏ trống cho đến cuộc bầu cử của Đức Giáo Hoàng Phanxiccô vào ngày 13 tháng ba năm 2013.
Kể từ khi nghỉ hưu, cuộc sống của Đức Thánh Cha Benedict là những ngày cầu nguyện và nghiên cứu. Bây giờ Ngài sống với một tên gọi đơn giản, “Cha Benedict”. Tuy nhiên, một số người nhìn thấy di sản của Đức Giáo Hoàng danh dự này vẫn tiếp tục gây được tiếng vang.
Đức Tổng Giám mục Roche nói rằng những gì ông nhìn thấy là các tác động lâu dài của cựu Giáo hoàng.
Di sản của Đức Giáo hoàng Benedict XVI cũng đã mở rộng vượt ra ngoài giáo triều, nhiều người trẻ Công giáo cho rằng sự thay đổi của họ là do tác động của Ngài trong nhiệm kì làm giáo hoàng.
Đặc biêt là sau chuyến viếng thăm của Ngài đến Anh quốc năm 2010, đã có một sự gia tăng các phong trào do thanh niên Công giáo khởi xướng như Youth 2000, Night Fever, Flame Congress – cũng như có một sự gia tăng chậm và ổn định của số người theo đuổi ơn gọi linh mục và đời sống tôn giáo.
Bên cạnh đó còn có sáng kiến trực tuyến mang tên “Thế hệ Benedict”, trong đó có 40 bạn trẻ được mời đến để chia sẻ về cách vị giáo hoàng người Đức đã chạm đến cuộc sống của họ như thế nào.
Collette Power, người đồng sáng lập “Thế hệ Benedict”, cùng với Lisette Carr, cả hai đều là những cô gái trẻ tuổi đến từ Anh, cho biết sáng kiến này đã phản hồi lại “rất nhiều phương tiện truyền thông tiêu cực xung quanh sự thoái vị của Ngài”.
Cô nói: “Cuộc sống của chúng tôi đã được thay đổi một cách sâu sắc bởi Đức Giáo Hoàng, bởi lời mời gọi mà Ngài đã mở rộng cho chúng tôi con đường để nhận biết Chúa và nên thánh, và chúng tôi biết rất nhiều người trẻ khác cũng có cùng một kinh nghiệm như vậy. Điều này đã không được nhắc đến trên các phương tiện truyền thông.”
Power đã nói với CNA rằng cô đã đánh mất đức tin của mình, nhưng cô đã được biến đổi trong suốt chuyến viếng thăm của Đức Thánh Cha Benedict đến Vương quốc Anh, mà tâm điểm là việc phong chân phước cho Hồng y John Henry Newman tại Cofton Park.
Cô cho biết mặc dù cô đã đi dự Thánh Lễ từ khi là một đứa trẻ, nhưng chưa từng có ai thực sự giải thích về trọng tâm của Tin Mừng như Giáo hoàng Benedict đã làm khi Ngài đến thăm nước Anh.
“Biết rằng Thiên Chúa yêu thương tôi, và tôi đang được kêu gọi để có một mối liên hệ với Chúa Giêsu , và tôi được kêu gọi đến với sự thánh thiện, không có gì hơn, không phải là kẻ tầm thường của thế giới, mà Giáo hội thách đố tôi và Chúa thách đố tôi trở thành một vị thánh.”
Một năm sau, trong suốt Đại hội Giới Trẻ Thế Giới vào năm 2011 tại Madrid, Power nói cô đã trải qua những cảm giác mà cô được mời gọi bởi Đức Giáo Hoàng để chia sẻ với mọi người những gì cô đã nhận được, “để đi về phía trước và để đem Tin Mừng đến tất cả các nơi trong cuộc sống của tôi, đến tất cả những người mà tôi biết, và cho đến tận cùng của trái đất trong khả năng của tôi, để thực sự ra đi và loan báo Tin Mừng.”
0nhận xét:
Đăng nhận xét